Văn hóa nơi làm việc có ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức hoạt động của công ty bạn. Phát triển văn hóa doanh nghiệp được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, đối với nhiều người, thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” còn khá lạ lẫm. Trong bài viết lần này, cùng Oconcept tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp và 4 loại hình văn hóa doanh nghiệp nhé!
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp đề cập đến các giá trị, thái độ và thực tiễn được chia sẻ nhằm xác định và hướng dẫn hoạt động của công ty. Hãy coi nó như tính cách của thương hiệu: Nó bao gồm cách nhân viên tương tác với nhau, với khách hàng và với các bên liên quan khác.
Văn hóa doanh nghiệp có thể là một yếu tố dẫn đến thành công của một công ty. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực giúp người lao động cảm thấy an tâm hơn, cho phép họ xác định thành công trong sự nghiệp của mình với thành công của công ty. Theo Khảo sát Văn hóa Toàn cầu năm 2021 của PwC, những công ty có văn hóa doanh nghiệp sẽ có sự hài lòng của nhân viên cao hơn 80% so với những doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp.

2. 4 loại hình văn hóa doanh nghiệp
Hai học giả của Đại học Michigan là Kim S. Cameron và Robert E. Quinn, đã phát triển khung giá trị cạnh tranh trong cuốn sách “Chẩn đoán và thay đổi văn hóa tổ chức” năm 1999 của họ. Nó chia văn hóa doanh nghiệp thành bốn loại, mỗi loại đại diện cho một cấu hình khác nhau về giá trị công ty, môi trường kinh doanh và văn hóa chung ở nơi làm việc.
>>Xem thêm: Bí quyết thiết kế cây xanh trong văn phòng chuẩn, đẹp
Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về bốn loại hình văn hóa doanh nghiệp này:
2.1 Văn hóa doanh nghiệp theo thứ bậc hay cấp bậc
Văn hóa doanh nghiệp theo cấp bậc coi trọng sự ổn định. Trong nền văn hóa theo cấp bậc, trật tự và hiệu quả là những giá trị cốt lõi. Cơ cấu kinh doanh ủng hộ các trách nhiệm và nhiệm vụ được xác định rõ ràng và dựa vào sự lãnh đạo từ trên xuống. Nhân viên tuân theo các quy tắc và quy định chính thức. Nhân viên báo cáo cho một người quản lý, người quản lý này sẽ báo cáo với người quản lý của chính họ, cứ thế lên đến người cao nhất – Giám đốc điều hành (CEO).
Văn hóa doanh nghiệp theo cấp bậc có xu hướng tập trung vào các mục tiêu dài hạn. Tiêu chuẩn hóa và hệ thống hóa là chìa khóa. Điều này có thể cho phép đạt được những tiến bộ về hiệu quả, giúp đảm bảo chi phí thấp và hiệu suất tốt. Trong lịch sử, nhiều tập đoàn lớn đã có văn hóa này. Mặt trái của nó là có thể kìm hãm sự sáng tạo của nhân viên, hạn chế sự đổi mới.
Công ty Ford Motor là một ví dụ điển hình về văn hóa doanh nghiệp theo cấp bậc. Henry Ford – người sáng lập công ty là người đưa ra hầu hết các quyết định quan trọng, tiếp đó là các cấp quản lý sẽ nghe theo các quyết định này. Dây chuyền lắp ráp tại các nhà máy của Ford cho phép đạt được hiệu quả tối đa với vai trò của mỗi công nhân được xác định chính xác.

2.2 Văn hóa thị trường
Văn hóa thị trường tại các doanh nghiệp chính là sự cạnh tranh lẫn nhau. Những nhân viên làm việc hiệu quả sẽ được đội ngũ lãnh đạo công nhận và cho thăng tiến.
Trong nền văn hóa thị trường, kết quả công việc quan trọng hơn quá trình thực hiện nó. Loại hình văn hóa này thường đòi hỏi khắt khe và nhịp độ nhanh, đồng thời những kỳ vọng về hiệu suất có thể gây căng thẳng cho một số nhân viên. Mặt khác lại làm một số nhân viên lại thấy hào hứng và mong muốn cống hiến hơn.
Nhiều công ty trong lĩnh vực tài chính như các quỹ đầu tư và các công ty cổ phần tư nhân thường có văn hóa thị trường. Nhân viên được khuyến khích cạnh tranh lẫn nhau, ai làm nhiều, làm tốt sẽ được thưởng nhiều. Netflix cũng theo mô hình văn hóa thị trường, nơi mà chỉ những nhân viên làm việc hiệu quả nhất mới được giữ lại.
2.3 Văn hóa chế độ phụ quyền
Mô hình văn hóa doanh nghiệp phụ quyền nhấn mạnh đến tính linh hoạt. Một số công ty có triết lý quản lý mở, nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ khuyến khích các nhân viên trong một nhóm có thể chủ động và sáng tạo trong công việc chứ không áp đặt. Văn hóa phụ quyền sẽ thúc đẩy nhân viên đoàn kết hơn và tạo ra những ý tưởng mới có thể thay đổi thị trường.
Tuy nhiên, kiểu văn hóa doanh nghiệp này cũng có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh không tập trung và kém hiệu quả. Chế độ phụ quyền hoạt động tốt nhất khi áp dụng cho các nhóm vừa và nhỏ làm việc trên các dự án cụ thể trong một tổ chức lớn hơn.
Spotify – dịch vụ phát nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới, là một ví dụ về công ty theo văn hóa doanh nghiệp phụ quyền. Các nhân viên của Spotify được chia thành các nhóm nhỏ gồm 8 người được gọi là biệt đội, trưởng nhóm do các thành viên quyết định. Các nhóm nhỏ này linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung là tăng lượng người đăng ký và cải thiện trải nghiệm người dùng.

2.4 Văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình là loại hình văn hóa doanh nghiệp đề cao tính gắn kết, quan tâm và gắn bó. Trong các doanh nghiệp có kiểu văn hóa này, người ta ưu tiên mối quan hệ giữa các nhân viên, việc giao tiếp với nhau không cần quá trịnh trọng. Thông thường, những công ty này có văn hóa đoàn kết, các nhân viên luôn tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
Không giống như văn hóa cấp bậc nơi mà chỉ có người lãnh đạo ra chỉ thị và mọi người nghe theo, văn hóa gia đình sẽ có sự bàn bạc và đồng thuận của tất cả các thành viên công ty trước khi đưa ra quyết định. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng nhưng lại có thể làm chậm quá trình thích nghi với sự thay đổi.
Trong một công ty gia đình, người quản lý thường cố vấn cho cấp dưới trực tiếp của mình, không chỉ tập trung vào thành công của công ty mà còn quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp gia đình đảm bảo nhân viên cảm thấy được hỗ trợ và được trao quyền để đưa ra quyết định tích cực cho bản thân họ và cho công ty.
Oconcept – Đơn vị thiết kế văn phòng chuyên nghiệp: 0918.248.297