Phong cách chiết trung, một trong những xu hướng thiết kế nội thất độc đáo và phổ biến, đã từng bước chinh phục lòng người yêu thẩm mỹ và đam mê sự hiện đại. Được ra đời từ sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố truyền thống và đương đại, phong cách này không chỉ là một lối thiết kế mà còn là một triết lý sống. Bằng cách hòa quyện giữa sự ấm cúng của các yếu tố cổ điển và sự thanh lịch của thiết kế hiện đại, phong cách chiết trung tạo ra không gian sống độc đáo, phản ánh cá nhân và thể hiện sự sáng tạo trong việc tổ chức không gian.
1. Phong cách chiết trung là gì?
Phong cách chiết trung (Eclectic style) là phong cách thiết kế biểu tượng của sự tự do và bình đẳng, không ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào cụ thể, tạo nên một không gian độc đáo bằng cách pha trộn hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, Đông và Tây. Với Eclectic, vẻ đẹp không chỉ là sự nổi bật mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa sự phô trương và sự khiêm tốn, giữa sự sôi động và tĩnh lặng.
Đặc biệt, phong cách này không chỉ tôn vinh cái đẹp cá nhân mà còn duy trì sự cân đối, không chấp nhận sự lộn xộn. Eclectic không phải là việc tạo ra một sự hỗn độn, mà là sự linh hoạt thông qua việc kết hợp các yếu tố khác nhau mà vẫn duy trì một sự thống nhất tinh tế. Tính riêng biệt được thể hiện rõ qua cách trang trí và sắp xếp, là nơi mà mỗi người có thể thể hiện cái “tôi” của mình mà không làm mất đi sự nhất quán tổng thể.
***Xem thêm: Áp dụng triết lý Biophilic vào thiết kế nội thất
2. Đặc điểm nhận biết của phong cách chiết trung
2.1. Tổng thể cảm nhận chung
Trong mọi phong cách, sự cân bằng luôn cần được đảm bảo và đóng vai trò quan trọng quyết định đến tổng thể không gian. Kích thước, tỉ lệ, bố cục đồ nội thất phải hài hòa, cân đối. Mỗi chi tiết trong tổng thể đều mang sự khác biệt riêng nhưng chúng không bị quá mờ nhạt hay quá nổi trội, nhờ tính cân bằng, chúng trở nên hòa hợp, mới lạ và độc đáo.
2.2. Màu sắc
Bạn có tự do lựa chọn bất kỳ gam màu nào mà bạn yêu thích để đưa vào không gian của mình. Ví dụ, bạn có thể chọn sự tươi sáng của màu vàng, đỏ hoặc cam, hoặc sự mát mẻ thư giãn của xanh biển mây trời, hay bí ẩn với tone đen huyền bí,…
Trong đó, màu nền đóng vai trò quan trọng trong phong cách chiết trung, đòi hỏi kỹ năng và hiểu biết về cách kết hợp màu một cách hợp lý. Thậm chí trong trường hợp các màu không thể kết hợp, chúng sẽ được sử dụng một cách khéo léo và thẩm mỹ. Một lựa chọn an toàn cho màu sắc trong phong cách Eclectic là chọn và thử nghiệm 2-3 bảng màu, kết hợp với các màu nền trung tính để tạo ra sự cân đối.
Nhận thấy rằng, màu sắc trong phong cách Eclectic thường mang đến cảm giác sự phong phú, với các gam màu đậm và rực rỡ xuất hiện trong đồ nội thất hoặc làm điểm nhấn trong không gian. Tuy nhiên, không phải tất cả các không gian chiết trung đều phải màu mè sặc sỡ. Mặc dù phong cách này thích sự đa dạng màu sắc, nhưng vẫn có cách tiếp cận khác trong việc phối màu. Việc chọn một bảng màu phù hợp, kết hợp với màu nền trung tính (kem, nâu,…) và các tông màu khác nhau, cùng với sự tính toán của kiến trúc sư, sẽ tạo ra một không gian cân bằng và thẩm mỹ.
2.3. Vật liệu và chất liệu
Ngoài màu sắc thể hiện sự phóng khoáng trong Electric, thì nay chúng còn được thể hiện bởi cách sử dụng các vật liệu và chất liệu. Phong cách chiết trung là nơi mọi chất liệu đều trở thành bức tranh vô hình, không hề bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định cụ thể nào. Trong thế giới đa dạng này, sự tự do là chìa khóa, và việc lựa chọn chất liệu không chỉ là việc thể hiện sở thích cá nhân mà còn là một cách để làm nổi bật ý nghĩa và chiều sâu của mỗi vật dụng.
Quan trọng nhất là khả năng lựa chọn chất liệu phù hợp với tài chính và sở thích cá nhân. Việc này không chỉ tạo ra một không gian sống phản ánh đặc tính cá nhân mà còn là cách để kể một câu chuyện về đồ vật. Bằng cách này, mỗi chất liệu đều trở thành một ngôn ngữ, biểu hiện cho sự đa dạng và sự sáng tạo không ngừng.
Với tính chất tương phản đặc trưng của phong cách chiết trung, bạn có thể kết hợp những chất liệu và vật liệu mang tính đối ngược nhau để tạo nên sự cân bằng và hài hòa cho không gian. Ví dụ, kính trong hoặc kính sọc cứng có thể kết hợp với vải rèm thô mềm hoặc các vật liệu mang đặc trưng “old fashion”, tạo ra một sự đồng thuận giữa tính hiện đại và truyền thống.
2.4. Không tuân theo quy tắc
Không tuân theo quy tắc khi áp dụng phong cách này có nghĩa là bạn đang đưa ra sự mạo hiểm hoặc có thể phá vỡ một số kết hợp cơ bản trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, không có vấn đề gì, electric style ra đời để thách thức và đáp ứng những sở thích cũng như nhu cầu khác biệt so với những phong cách thiết kế nội thất có hướng dẫn rõ ràng. Điều duy nhất cần lưu ý là biết cân bằng và duy trì sự hài hòa để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả toàn diện của không gian chiết trung, tránh tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia, kiến trúc sư có kinh nghiệm để tối ưu hóa thiết kế của bạn.
2.5. Kết cấu và phân lớp
Khi đề cập đến sự kết hợp giữa nhiều phong cách khác nhau, không chỉ trong đồ nội thất mà còn trong các khía cạnh khác của thiết kế nội thất, chúng ta có thể nói đến việc sử dụng các kết cấu bề mặt và thủ pháp phân lớp.
Thủ pháp phân lớp là một cách linh hoạt để kết hợp nhiều phong cách và yếu tố khác nhau trong cùng một không gian. Chẳng hạn, trong việc trang trí tường và trần, chúng ta có thể sử dụng tông màu trung tính như một lớp nền đầu tiên. Tiếp theo, có thể thêm vào những chi tiết như khung tranh, ảnh, đồng hồ, hoặc các mảng kính, cửa sổ với phong cách và chất liệu khác nhau, tạo thành một lớp thứ hai trên bức tường.
Từ ngoại vi hướng về trung tâm của không gian, bạn có thể phân chia lớp dựa trên màu sắc, chất liệu, đồ nội thất và các yếu tố bề mặt khác. Qua việc thực hiện thủ pháp phân lớp này, không gian sẽ trở nên đa dạng, phong cách, và thú vị, tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố khác nhau trong thiết kế nội thất.
Phòng tư vấn Oconcept